Từng bước xây dựng dự án SEO cơ bản - Phần 2

Bài trước chúng ta nói tới phân nhóm thành viên trong team và khởi đầu dự án, bài này chúng ta tiếp tục bước này. Bài này chúng ta nói về cách xây dựng nhóm key và nhóm landing page trong dự án SEO
 Phần 1:Từng bước xây dựng dự án SEO cơ bản
 Lúc này những gì chúng ta nắm trong tay là:

  • Website chính
  • Website, blog vệ tinh
  • Forum trust cao
  • Forum trust thấp
  • ...
Cùng với nhân sự trong nhóm đã chia đầy đủ cho các bước
  • Content + tối ưu
  • Link
  • Social
Và bây giờ bắt đầu vào thực hiện dự án!!!

Key seo quan trọng như thế nào thì chúng ta đều đã biết cho nên để lập được bộ key cho dự án SEO là điều đòi hỏi các SEOer phải tốn nhiều công sức cho giai đoạn này. Key seo chính là chìa khóa chủ chốt đầu tiên cho thành công của dự án SEO.

Bài trước thì chúng ta đã lập được 1 danh sách key sơ bộ và bây giờ chúng ta bắt đầu tiếp ở bước này.

Sắp xếp theo các tầng website và các nhóm key chúng ta sẽ có những lựa chọn nhất định, những key khó, key đặc biệt đa phần đều sẽ được đưa vào các website chính. Điều này lại phụ thuộc và những yếu tố như sự thỏa thuân giữa các thành viên trong nhóm là chủ yếu, hoặc tiềm lực của từng website.

Thực tế chúng ta có rất nhiều lựa chọn và cũng ảnh hưởng nhiều bởi thực tế dự án diễn ra mà luôn có những thay đổi.

Ở đây để phân định nhóm từ khóa vào từng landing page và từng website mình sẽ thực hiện theo các phân nhóm sau, các công cụ thì ở bài trước đã có cung cấp:
Từng bước xây dựng dự án SEO cơ bản - Phần 2
Từng bước xây dựng dự án SEO cơ bản - Phần 2
  • Định hình key
  • Theo người dùng
  • Theo ý nghĩa
  • Theo sở thích
  • Theo thị trường
  • Kinh doanh, nhu cầu
  • Theo địa điểm
  • Mở rộng
  • ....
P/s: Sử dùng Google gợi ý sẽ rút gọn được nhiều thời gian cho bạn.


Nói đơn giản là như thế này ví dụ theo nhóm key Hoa tươi

Định hình key

Chúng ta phải biết hoa để dùng làm gì để phối vào các ý tưởng từ khóa
  • Hoa tặng
  • Hoa trưng
  • Hoa trồng
  • Chăm sóc hoa
  • .....


Hoa theo người dùng
  • Bạn gái
  • Bạn trai
  • Cha mẹ
  • Bạn thân
  • Sếp
  • ......


Hoa theo ý nghĩa
  • Hoa đẹp
  • Hoa sinh nhật đẹp
  • Hoa sinh nhật đẹp ý nghĩa
  • Hoa sinh nhật người yêu đẹp
  • Hoa khai trương đẹp
  • Ý nghĩa số lượng hoa
  • ......

Hoa theo sở thích, bề ngoài
  • Hoa hồng tím đẹp
  • Hoa lan hồ điệp vàng
  • Hoa hồng vàng
  • ...

Hoa theo thị trường: Thường kèm theo mốc thời gian
  • Hoa ngày lễ
  • Hoa ngày kỉ niệm
  • Hoa ngày tết
  • Hoa sự kiện
  • Hoa khai trương
  • .....

Hoa theo nhu cầu kinh doanh
  • Bán hoa sinh nhật ở đâu
  • Mua hoa ở đâu đẹp
  • Hoa ý nghĩa mua ở đâu
  • Tìm mua hoa sinh nhật
  • Hoa giá rẻ mua ở đâu
  • Hoa giá rẻ
  • Hoa văn phòng
  • Cửa hàng bán hoa
  • .....

Hoa theo địa điểm
  • Hoa tươi tphcm
  • Hoa tươi Thủ Đức
  • Hoa tươi văn phòng HN
  • ....

Mở rộng liên quan bán hàng
  • Quà tặng sinh nhật
  • Quà tặng sếp
  • Quà tặng người yêu
  • Quà tặng ba mẹ
  • Quà khai trương
  • ....
Mở rộng liên quan dịch vụ, hỏi đáp
  • Hoa đẹp dễ trồng
  • Cách trồng hoa
  • Cách giữa hoa lâu héo
  • Cách chữa bệnh cho hoa
  • Những câu chuyện về hoa
  • Truyền thuyết các loài hoa
  • .....

Đặc biệt còn có những nhóm key chỉ tồn tại một khoảng thời gian ngắn như các lĩnh vực đi theo sự kiện, theo mùa, theo dịp....

Chỉ liệt kê sơ bộ đơn giản qua chúng ta đã thấy được có rất nhiều key có thể ghép vào với nhau tùy theo từng mục đích. Tùy từng lĩnh vực sẽ có những sự gán ghép giữa các bộ từ khóa, lồng vào nhau để ghép lại đưa vào những landing page một cách hợp lý và tự nhiên. Không có sự gượng ép hay dồn nén từ khóa vào các landing page gây phản cảm cho người đọc.

Chúng ta có thể nhóm các key trong một mục đích hoặc các key trong nhiều mục đích vào một landing page. Không nên giới hạn điều này mà hãy nghĩ đến mục tiêu xa hơn một chút là lâu dài, để có các định hướng tốt.

Ví dụ:
  • Hoa sinh nhật đẹp ý nghĩa nhất
  • Hoa ý nghĩa nhất vào ngày 20-10
  • Mua hoa tặng người yêu ý nghĩa nhất ở đâu
  • Tìm mua nơi bán hoa đẹp ý nghĩa tặng sinh nhật người yêu
Chỉ từ các tiêu đề đơn giản như thế này chúng ta đã có thể nhóm rất nhiều nhóm key lại với nhau. Đơn giản với tiêu đề này:
  • Tìm mua nơi bán hoa đẹp tặng sinh nhật người yêu
Chúng ta sẽ nhóm được các key như:
  • Mua hoa sinh nhật
  • Bán hoa sinh nhật
  • Tìm mua hoa sinh nhật
  • Hoa tặng sinh nhật
  • Hoa tặng người yêu
  • Hoa tặng sinh nhật người yêu
  • Hoa đẹp sinh nhật
  • Mua hoa tặng người yêu
  • Mua hoa đẹp
  • Hoa sinh nhật ý nghĩa
  • Hoa sinh nhật ý nghĩa tặng người yêu
  • Hoa tặng sinh nhật ý nghĩa
  • .....
Từ có dấu đến không dấu chúng ta đã nhóm được rất nhiều key lại với nhau, từ các nhóm khác nhau vào một landing page. Tùy theo cách viết nội dung tinh tế của các SEO copywriter mà sẽ có các biến tấu khác nhau ở mỗi website và cách tùy biến điều hướng người dùng khác nhau ở mỗi bài viết. Phong cách và độ chuyên nghiệp, trình độ của SEO copywriter là thể hiện ở khâu này – Khâu biến hóa nội dung và điều hướng người dùng.

Cách phân bố key vào các website cũng tương tự, sau khi nhóm xong sẽ dựa vào thực tế để chia ra nhóm key và nhóm landing page, nhóm web để thực hiện dự án. Dựa vào đó để đưa vào các website, các blog, các vệ tinh.

Nếu đủ nhân lực có copywriter riêng thì sẽ rất dễ trong khâu biến hóa nội dung để cùng một chủ đề nhưng đưa vào các website lại có nội dung biến tấu khác nhau. Nhưng nếu không có copywriter thì bạn chỉ cần sửa tiêu đề và thêm 150 ký tự đầu bài viết thì Google cũng sẽ nhận xét đó là một bài viết mới.

Đây là bài từ tác giả Băng Tâm. Mình chỉ sưu tầm về để tiện nghiên cứu và cho các bạn cùng biết. Nếu thắc mắc gì có thể comment bên dưới để mọi người cùng thảo luận hoặc liên hệ tác giả links bên dưới nhé.

Còn tiếp.....

Nguồn: Băng Tâm

Từng bước xây dựng dự án SEO cơ bản

SEO là một thuật ngữ chung và không có khái niệm về SEO rõ ràng, chúng ta chỉ dựa vào đặc điểm công việc là làm các từ khóa lên top. Hiểu vậy cho đơn giản. SEO qua nhiều lần cập nhật, chung lại có yếu tố cơ bản và mãi tồn tại trong ngành này: 
Từng bước xây dựng dự án SEO cơ bản
Từng bước xây dựng dự án SEO cơ bản
  1. Nội dung (Content)
  2. Liên kết (Backlink)
  3. Tối ưu (Onpage)
Lúc trước có thêm một yếu tố nữa là tên miền (domain key), nhưng bây giờ tên miền có giá trị về độ trust và marketing thì nhiều chứ trong SEO đã không còn bao nhiêu giá trị thực tế (trừ vài trường hợp đặc biệt). Và một vài yếu tố khác đang ngày càng quan trọng như tương tác mạng xã hội (MXH). Google ngày càng cập nhật nhưng về giá trị cốt lõi nhất vẫn là người dùng, những người có nhu cầu tìm kiếm. Cho nên các thông số MXH sẽ cho Google phần nào biết được website đó đáp ứng đủ các yêu cầu của Google để đưa website lên top với các từ khóa tìm kiếm tương ứng.

Một dự án SEO có rất nhiều cách thực hiện và nhiều khi lại cho ra các kết quả khác nhau không như mong đợi, một vài yếu tố sẽ ảnh hưởng đến cách thực hiện dự án như:
  • Chi phí dự án
  • Thời gian thực hiện
  • Đội ngũ thực hiện
  • Yêu cầu của khách hàng
Đây là 4 yếu tố chính dẫn đến việc đưa ra cách thực hiện dự án, tùy từng trường hợp thực tế mà chúng ta sẽ có các cách xây dựng dự án khác nhau. Với những dự án lớn và nhiều yêu cầu thì bắt buộc chiến lược thực hiện dự án phải khác hoàn toàn so với dự án nhỏ và chỉ yêu cầu vài từ khóa.

Thực tế bây giờ nhiều dự án sẽ kết hợp SEO và những nhánh khác của Marketing như Social Marketing, Email Marketing, Mobile Marketing, Forum Seeding...

Bình thường mình ít khi làm một website, mà trong cùng lĩnh vực mình sẽ làm từ 2-3 website, vài cái blog và một vài diễn đàn trust cực cao để thực hiện dự án. Các khâu đánh giá website, thị trường và đối thủ là không thể nào thiếu được, một vài công cụ sẽ giúp bạn như SEO Quake, Ahrefs....

Sau khi đã có các thông số cơ bản, trước tiên chúng ta phải nắm được mình có gì trong tay, mình cần gì và mình có thể làm gì. Theo chi phí + thời gian + đội ngũ + các thông số cơ bản để vạch ra chiến lược thực hiện dự án. Bình thường mình sẽ chia làm 3 tầng như sau:

  1. Website chính (2-3 website)
  2. Blog vệ tinh và forum chất cao
  3. Fanpage, Google Plus, Google Page và các forum chất lượng thấp

Sau khi chia ra các tầng như thế này bạn phải chốt được một danh sách tổng key bạn phải làm trong dự án, sử dụng các công cụ hỗ trợ:

Rồi sau đó chia dần cho các tầng, việc gom nhóm các key theo mức độ liên quan là rất cần thiết trong giai đoạn này, các bạn nên lưu ý key có dấu và không dấu có độ phân biệt rất rõ ràng và độ khó lên top hoàn toàn khác nhau, ví dụ:
  • Đào tạo seo, dao tao seo
  • Đào tạo seo miễn phí, dao tao seo mien phi
  • Đào tạo seo hcm, dao tao seo hcm
  • Đào tạo seo giá rẻ
  • Đào tạo seo online, dao tao seo mien phi
  • Đào tạo seo express, dao tao seo express
  • .....

Những key như thế này bạn nên gom vào 1 landing page, và dựa và danh sách tổng từ khóa mà bạn sẽ có một danh sách các landing page. Các bạn nên lưu ý là danh sách từ khóa và landing page ở đây sẽ rất dễ có sự thay đổi và phát sinh thêm bớt. Thường thì số lượng key và landing page sẽ tăng thêm phát sinh theo thời gian nên luôn luôn sẽ có những trường hợp dự phòng.

Với những dự án nhỏ thì thường một người sẽ ôm dự án, nhưng những dự án lớn thì luôn có một đội ngũ thực hiện dự án. Bình thường một team như vậy có từ 3-5 người, công việc tùy theo năng lực từng người mà sẽ giao phụ trách những mảng khác nhau. Chủ yếu ở 3 mảng chính đó là

  1. Xây dựng nội dung
  2. Xây dựng liên kết
  3. Tối ưu
Ngoài ra còn có mảng MXH, forum.

Team leader sẽ là người vạch ra chiến lược và giao công việc xuống cho các thành viên nhóm. Nên vạch ra trách nhiệm từng người và sau khi nhận nhiệm vụ người đó sẽ lên kế hoạch thực hiện công việc của mình trong dự án. Sau đó cả team sẽ hợp lại cùng đưa ra kế hoạch công việc mình phụ trách và thảo luận chung, bổ sung thêm các vấn đề còn thiếu sót trong kế hoạch từng người. Là team leader bạn luôn phải có các phương án dự phòng các trường hợp đột xuất như chuyện gia đình, nghỉ việc, down site, bị phá hoại, chơi bẩn, key không lên....

Ở đây có một mẹo nhỏ mà ít bạn để ý và sử dụng tới, đó là sử dụng ahrefs một cách hợp lý nhất. Bình thường với website chính thì đi link rất ít và chỉ đi link trên các forum chất lượng, các vệ tinh hoặc thậm chí không cần đi link. Và để phòng ngừa đối thủ soi bạn khi bạn bắt đầu ngoi lên top, cũng như hạn chế thông tin website lộ ra ngoài thì bạn nên chặn bot ahrefs truy cập quét website của bạn. Thực hiện đơn giản theo hướng dẫn


Với bước này sau này các bot ahrefs sẽ không còn truy cập website của bạn được nữa, thông tin về cách đi link của bạn cũng sẽ được bảo vệ tối đa ( những website kiểm tra backlink khác thường không đủ và thiếu chính xác). Khi nào cần kiểm tra thì gỡ code ra và kiểm tra như thường sau đó update code lại.Nếu bị chơi xấu bằng cách bơm link bẩn thì bạn cũng dễ dàng phát hiện ra được và chặn lại khi còn kịp

Để tối ưu cho thời gian và hiệu suất công việc thường sẽ chia các website ra mỗi website - mỗi tầng là mỗi cách thực hiện SEO khác nhau, thực hiện theo các định hướng và mốc thời gian rõ ràng.

Đây là bài viết mình thấy rất là hay trên idichvuseo của bạn Băng Tâm chia sẻ nên mình lấy về cho các bạn cùng tham khảo thêm.

Nguồn: Băng Tâm

Hướng dẫn tối ưu Onpage cho blogspot chuẩn SEO

Nếu các bạn có đọc bài trước đây của tôi thì các bạn đã biết Làm SEO cần những gì? Chuẩn bị kiến thức để trở thành SEOer. Và đọc đến bài này, chắc 100% các bạn đã quyết định bạn sẽ thử sức mình với nghề SEO này.

Ở bài viết này, Tôi sẽ chỉ tập trung vào tối ưu hoá các thẻ html cho blogspot thôi, Còn về yếu tố nội dung hay links nội bộ thì chắc tôi sẽ trình bày cho các bạn sau. Một số yếu tố khác như responsive hay breakcum gì đó thì các bạn nên download template nào đẹp trên mạng là có hết rồi. Còn Tối ưu onpage thì đã có bài này của mình. Thế là đẹp về thẩm mỹ và hoàn hảo về mỹ thuật
Hướng dẫn tối ưu Onpage cho blogspot chuẩn SEO
Hướng dẫn tối ưu Onpage cho blogspot chuẩn SEO

Trước tiên hãy thêm các tính năng trước khi onpage cho blog:

  • Thêm Meta Tags trong Blogger Blog của bạn. 
  • Hiện bài viết Tiêu đề đầu tiên Trong Kết quả tìm kiếm 
  • SEO Tối ưu hóa Blogger Comments 
  • SEO Tối ưu hóa Blogger Labels 
  • SEO Tối ưu hóa Blogger Archives 
  • Tối ưu hóa bài viết Tiêu đề Dùng H2 Tag 
  • Thêm một SEO thân file Robots.txt 
  • Chuyển đổi Tags đề Dynamic Tags đề. 
  • Cho phép Crawlers để thu thập thông tin trang web của bạn hàng ngày. 
  • Google + Author sơ Pciture tương thích. 
  • Giúp bạn trong Bắt cao USA giao thông. 

Thêm Plugin phục vụ cho SEO Onpage blogspot tốt hơn  ?


  1. Đăng nhập vào tài khoản blog Blogger của bạn
  2. Sau đó Tới Bảng điều khiển
  3. Sau khi đi đến Bảng điều khiển Click vào Template
  4. Và trong Template Bạn sẽ thấy nút Edit Html nhấp chuột vào chúng
  5. Vì vậy, sau đó Đến <head> trong phần Template.
  6. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm bằng cách sử dụng nút Ctrl + F
  7. Sau khi tìm kiếm <head> đặt sau mã chỉ dưới đây hoặc sau<head>.

<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;index&quot;'>

<title><data:blog.pageTitle/></title>

<b:else/>

<title><data:blog.pageName/> - <data:blog.title/></title>

</b:if>

<b:if cond='data:blog.metaDescription != &quot;&quot;'>

<meta expr:content='data:blog.metaDescription' name='description'/>

</b:if>

<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;archive&quot;'>

<meta content='noindex, nofollow' name='robots'/>

<b:else/>

<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;index&quot;'>

<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>

<meta expr:content='data:blog.title' name='keywords'/>

<meta content='index, follow' name='robots'/>

</b:if>

<b:else/>

<b:if cond='data:blog.pageTitle != data:blog.title'>

<meta expr:content='data:blog.pageName' name='keywords'/>

</b:if>

</b:if>

<meta content='global' name='distribution'/>

<meta content='1 days' name='revisit'/>

<meta content='1 days' name='revisit-after'/>

<meta content='document' name='resource-type'/>

<meta content='all' name='audience'/>

<meta content='general' name='rating'/>

<meta content='all' name='robots'/>

<meta content='index, follow' name='robots'/>

<meta content='en-us' name='language'/>

<meta content='USA' name='country'/>

<link href='https://plus.google.com/110515654530794614483/about' rel='author'/>

<link href='https://plus.google.com/u/0/110515654530794614483/posts' rel='publisher'/>

</b:if>

Hãy thay các nội dung màu xanh cho phù hợp với ngôn ngữ và g+ của bạn

Tiếp theo chúng ta sẽ tối ưu đến thẻ H1 - H6 cho blogger:

Tìm đoạn code sau trong blog của bạn
<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title entry-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>

Và sau đó sửa nó thành
<b:if cond='data:blog.pageType != &quot;item&quot;'>
<b:if cond='data:post.title'>
<h2 class='post-title entry-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h2>
</b:if>
<b:else/>
<h1 class='post-title entry-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h1>
</b:if>

Thay đổi H1 của tiêu đề blogger

Các bạn tìm code sau trong Blog
<h1 class='title'>
<b:include name='title'/>
</h1> 

Và thay thế thành
<b:if cond='data:blog.pageType != &quot;item&quot;'> <h1 class='title'>
<b:include name='title'/>
</h1>
<b:else/>
<p class='title'>
<b:include name='title'/>
</p>
</b:if>

Tiếp theo, bạn nên chỉnh lại các css html cho đẹp là xong và lưu lại nhé.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành onpage cơ bản và có thể áp dụng các thủ thuật SEO lên TOP nhanh cho blogspot của chúng ta rồi.

Đây là cách tối ưu hay nhất mà mình tìm được. Chứ các cách khác chỉ đơn thuần thay thế thẻ h3 thành H1 hoặc ngược lại chứ chưa tối ưu.
Bài viết này được minh chứng bằng blog của mình. Các bạn check thử xem đã tối ưu chưa nhé.
Nếu hay các bạn đừng tiếc 1 like và share bài viết này. Vì nó rất có ích cho bạn SEO nhanh lên TOP đó.

SEO onpage là gì?

1. Khái niệm về SEO onpage

Seo Onpage là quá trình tối ưu hóa Website và nội dung các trang trong Website nhắm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các SE.

Điều này có ý nghĩa quan trọng khi làm SEO vì các SE sẽ đánh giá cao trang web của bạn và gia tăng vị trí xếp hạng trên các SERPs nếu bạn thực hiện Onpage tốt.
>>> Xem thêm: Chặn những kẻ chộm bài viết qua RSS Atom.xml

2. SEO onpage làm những gì?

Seo Onpage tập trung vào việc hiệu chỉnh các yếu tố HTML của trang web
Các yếu tố cần lưu ý khi SEO Onpage
Các yếu tố cần lưu ý khi SEO Onpage
- Thẻ Title (Tiêu đề): Với thẻ tiêu đề này, ta nên giới hạn số ký tự tối đa là 65. Kinh nghiệm đặt thẻ title này là bạn nên đặt trước 1 từ khoá chính còn phía sau là 1 - 2 từ khoá phụ gì đó.

- Các thẻ META: Bao gồm 2 thẻ được ưu tiên hàng đầu:

* Meta keywords: Đây là thẻ với mục đích cung cấp từ khóa liên quan của trang web với các cái Spider từ các SE. Thẻ này giới hạn cho ta số ký tự tốt nhất là 165 ký tự. Sao cho ta đặt được nhiều từ khoá nhất cho page hiện tại. 

* Meta description: Thẻ này đóng vai trò như một lời giới thiệu với mọi người về trang web của mình. Thẻ này giới hạn số ký tự hiển thị tốt nhất là 157. Chính vì vậy, khi viết mô tả ta nên chèn từ khoá một cách nghệ thuật trong này, không nên nhồi nhét quá nhiều keyword. Một lưu ý nhỏ là đôi khi google hiển thị nhiều hơn 157 tuỳ theo truy vấn và vị trí người tìm. Nên các bạn đừng thắc mắc tại sao nhìn thấy nhiều lúc google hiển thị nhiều hơn 157 ký tự nhé.

- Nội dung phần Body: Viết lại nội dung sao cho chứa những từ khóa. Điều này sẽ giúp các Spider dễ dàng xác định từ khóa mà trang web bạn muốn làm SEO.

* Lưu ý: Hạn chế nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào phần Body, vì các Spider đủ thông minh để biết rằng hành động đó là spam. Mặt khác trách dùng những thủ thuật SEO đen tối vì các SE mà đặt biệt là Google sẽ trừng phạt website của bạn.

- Các thẻ đề mục từ H1 - H6: Vì các SE xem các đề mục rất quan trọng này. Lưu ý trên mỗi page chỉ nên có duy nhất 1 thẻ H1.

- Liên kết: Các anchor text có chứa từ khóa rất quan trọng với những liên kết đến từ bên ngoài tên miền của bạn (outbound link) cũng như các liên kết nội bộ (inbound link)

 - Thuộc tính ALT của thẻ IMG: Theo các chuyên gia SEO, việc chèn từ khóa vào nội dung của ALT sẽ làm gia tăng sự liên quan nội dung trang web với từ khóa.

- Ngoài ra Seo Onpage còn chú trọng đến việc tối ưu lại bố cục trang web bằng cách hiệu chỉnh CSS và sửa lỗi cho đúng chuẩn của W3C đề ra. Các SE sẽ đánh giá cao các trang web không có lỗi và sẽ giúp trang web của bạn có vị trí cao trên SERPs

Seo Onpage là phần quan trọng trong một chiến dịch Seo. Hãy tối ưu trang web bạn bằng những phương pháp tốt nhất để chiến dịch này đạt được kết quả mong muốn.

Chặn những kẻ chộm bài viết qua RSS Atom.xml

Sau khi mình chia sẻ bài viết Hướng dẫn bảo vệ content chống copy nội dung blogger thì được một bạn hỏi rằng: "Thế chống sao chép copy nhưng tên chộm này lại ăn cắp nội dung bài viết quá Atom.xml thì phải làm thế nào".

Lúc này mình mới ngớ người ra vì không biết rằng qua đây mà mấy người cũng có thể lấy cắp được nội dung bài viết của mình. Thì ngay sau đó mình có tìm hiểu về cách lấy nội dung này thì đúng là rất khả thi. Tuy nhiên mình đã có biện pháp chống ăn cắp nội dung qua rss ngay. Đòi hỏi mấy tên chộm ăn cắp cũng khó khăn hơn chút.
Trước tiên, mình sẽ trình bày cho các bạn xem đối thủ ăn chộm nội dung bài viết của mình qua Atom.xml như thế nào đã nhé:

1. Cách ăn cắp nội dung qua RSS Atom.xml

B1: Có một đoạn code để xác định số lượng bài viết của blog mình:
<script style="text/javascript">
function showpostcount(json) {
document.write('<center>Tổng số bài viết: <b>' + parseInt(json.feed.openSearch$totalResults.$t,10)
+ '</b></center>');}</script>
<script src="http://victim.blogspot.com/feeds/posts/default?alt=json-in-script&callback=showpostcount"></script>
<script style="text/javascript"></script>

Rồi vào trang này test javascript để show số bài lên.
Lưu ý: Thay địa chỉ tô màu đỏ là tên blogspot mà bạn muốn ăn cắp nội dung.
B2: Họ bắt đầu ăn cắp nè:
http://victim.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=X&max-results=Y
Với:
 - Thay http://victim.blogspot.com bằng blog của nạn nhân.
- X: Bài bắt đầu lấy, tính từ bài viết mới nhất, bài mới nhất là 1, không có 0 nha.
- Y: Tổng số bài sẽ lấy tính từ X.
Thủ thuật blog hay mà họ dùng:
- Mở trình duyệt IDM, vào Task trên thanh menu, chọn "Add new download"
- Một hộp thoại hiện ra, Paste đoạn bên trên vào thanh Address rồi chọn download là được.
Như vậy là tên chộm đã có dữ liệu dạng XML đề import về blog của họ là xong.

2. Vậy cách chặn kẻ chộm bài viết qua RSS Atom.xml như nào?

Chẳng nhẽ lại bó tay chịu trói. Không các bạn ạ, mình sẽ hướng dẫn các bạn chặn bọn nó lại không thể làm cách này.

Vốn dĩ cái này ăn cắp được là do người dùng không cẩn thận thôi. Blogger cung cấp cho blog của chúng ta cái gọi là RSS để cho ai cần thì có thể dễ dàng lấy bài viết blog chúng ta về hiển thị trên blog của họ như kiểu tin tức online. Nhưng không ngờ kẻ xấu lại lợi dụng nó quá mức ăn cắp về làm của riêng luôn.

Chúng ta bắt đầu tiến hành thao tác chặn chộm nhé:

Đầu tiên, các bạn cũng vào Cài đặt/ Khác, phía dưới công cụ Nhập - Xuất - Xóa Blog là công cụ tùy chỉnh nguồn cấp dữ liệu. Thiết lập như sau:
Chặn những kẻ chộm bài viết qua RSS Atom.xml
Chặn những kẻ chộm bài viết qua RSS Atom.xml
Ngoài ra, bạn cho bọn chộm một chút thông tin thì bạn chọn "Ngắn".
Như vậy là chúng ta không cấp bài cho bọn chộm nó lấy thông tin bài viết blog của mình nữa rồi.
Xong nhé các bạn^^!


Làm SEO cần những gì? Chuẩn bị kiến thức để trở thành SEOer

SEO là một cái nghề không còn mới mẻ gì với người dân Việt Nam nữa. Nó bắt đầu vào Việt Nam từ những năm 2010. Cho đến nay, nhà nhà làm SEO, người người làm SEO. Tuy nhiên, con số SEO trở thành chuyên gia thì không nhiều như con số này. Chỉ có một số người là chịu khó tìm tòi và hiểu rõ về SEO và trở thành chuyên gia tư vấn SEO. Còn một số còn lại thì tìm hiểu không kỹ nên đã thất bại và từ bỏ nghề SEO.

Như vậy chứng tỏ không phải ai muốn cũng có thể trở thành SEOer và theo đuổi cái nghề SEO này tới cùng. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu xem làm SEO cần những gì và cần phải chuẩn bị những kiến thức gì để trở thành SEOer nhé.

>>>Xem thêm: SEO là cái nghề gì? SEO là ngành gì?
Làm SEO cần những gì? Chuẩn bị kiến thức để trở thành SEOer
Làm SEO cần những gì? Chuẩn bị kiến thức để trở thành SEOer

I. Phẩm chất cần có để trở  thành SEOer

Thứ nhất - Có lẽ là quan trọng nhất: Tính”cần cù - chăm chỉ” .
Việc đầu tiên tôi được giao trong ngày bắt đầu công việc là tìm hiểu xem seo là gì , những lý thuyết cơ bản trong seo. Sau đó đi đăng kí 5 tài khoản Gmail và khoản 50 diễn đàn khác nhau phục vụ cho công việc. Bạn tự hỏi công việc này chán không - Xin thưa rằng là có. Hết ngày đầu tôi như muốn tự kỉ khi cứ lặp đi lặp lại việc đăng kí và đăng kí. Nhưng rồi bạn sẽ thấy hứng thú với nó khi sau này bạn tìm được một diễn đàn mới, điều đó giống như khám phá ra một vùng đất mới vậy, cảm giác rất tuyệt.

Thứ hai: Đức tính thứ hai mà tôi học được đó là tính “ kiên trì - nhẫn nại
Tôi được tham gia vào làm một dự án seo, công việc hàng ngày là đi G+ (Google Plus), đi Social Bookmark, Forum Seeding diễn đàn,… Sau ngày đầu tiên chưa thấy từ khóa mình seo đâu, ngày thứ 2, thứ 3 rồi thứ 4 cũng không thấy. Hỏi ra mới biết, để một từ khóa lên Top, có thứ hạng cao bạn cần từ 3 đến 4 tuần, thậm chí hàng tháng trời, lâu thật đấy. Tuy nhiên cảm giác khi mà từ khóa bạn seo lên top 10 thôi, thì cảm giác thật tuyệt vời. ( Trích từ: vseo.vn )

II. Kiến thức căn bản để trở thành SEOer

1. Kiến thức về marketing trực tuyến

Nhà tư vấn cần có một kiến thức rộng về việc quảng bá website trên Internet. Anh ta cần phải biết cách để quảng bá một website trên hàng loạt các bộ máy tìm kiếm bằng việc sử dụng các từ khóa đúng. Đôi khi, từ khóa chung chung không phải luôn là các từ khóa tốt nhất để tối ưu. Nhà tư vấn nên tiến hành nghiên cứu và tìm ra các từ khóa mà khách hàng tiềm năng của bạn thực sự gõ để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

2. Kiến thức tối ưu hóa website

Chuyên gia SEO phải đủ thành thạo để chèn các từ khóa đúng vào các trang khác nhau trên website của bạn. Việc tối ưu trên website không chỉ đơn thuần là đặt các từ khóa vào các thẻ tiêu đề và Meta. Các từ khóa được sử dụng trong mỗi trang phải phù hợp với nội dung của trang đó. Cùng lúc đó, tần suất mà từ khóa đó xuất hiện trong trang nhất định cũng cần được tính đến. Quá nhiều từ khóa xuất hiện trong một trang đơn lẻ sẽ bị coi là nhồi nhét từ khóa và các bộ máy tìm kiếm sẽ phạt website đó vì việc này.

3. Kiến thức tối ưu hóa bên ngoài website

Chuyên gia SEO cần phải quen thuộc với các kỹ thuật tối ưu bên ngoài website như đăng ký vào thư mục, xây dựng liên kết, đăng các bài báo, mạng xã hội…

4. Biết cách làm thế nào để duy trì các khách viếng thăm website của bạn

Thu hút lưu lượng lớn vào website của bạn chưa đủ nếu không ai trong số họ có những hành động mà bạn muốn ví dụ như tải một thông báo, lựa chọn vào một danh sách gửi thư, hoặc một hành động mua hàng trực tuyến. Cho nên, một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp nên có kiến thức về việc tối ưu trang đích để anh ta sẽ biết cách để cấu trúc trang của bạn nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi.

5. Cập nhật với các kỹ thuật và tin tức mới nhất về SEO

Chuyên gia SEO phải biết tự cập nhật các công nghệ và phương pháp SEO mới nhất.

6. Hiểu rõ mong muốn của khách hàng

Hầu hết những khách hàng tìm đến dịch vụ làm SEO, đều đã có những kiến thức sơ bộ nhất địng về công việc này. Việc của SEOer là phải làm thế nào hiểu rỏ mong muốn và ý địng của khách hàng, điều này giúp sự giao tiếp nói đúng hơn là phương pháp làm việc giữa 2 bên được thuận lợi và xuôn sẻ hơn.

7. Một lợi ích về lâu dài

Những manager hay webmaster đều có những định hướng rỏ ráng cho website của công ty họ trong tương lại, việc các SEOer đảm bảo cho đổi tác 1 hiệu quả lâu dài về sau chính là yêu tố quyết định việc thành công của SEO đó.

8. Sự rõ ràng trong công việc

Đối với webmaster thì website cũng như là 1 đứa con của họ, họ tạo ra và cố gắng nuôi nâng xây dựng nó lơn mạnh theo thời gian, hơn ai hết họ muốn biết những gì SEO làm với đứa con đó, nó cũng giống như việc bạn gửi con đến nhà trẻ và tất nhiên ban rất muốn biến con bạn sẻ được học những gì, ăn gì, làm gì…… Một cái nhìn tồng thể và khách quan về công việc của minh sẻ giúp khách hàng an tâm và tin tưởng vào công việc SEO hơn. 
( Trích từ: tuvanseo.vn)

Mình chỉ là người tìm hiểu nên mình chỉ chia sẻ lại kiến thức mình tìm được. Các bạn có thắc mắc gì thì hãy comment xuống dưới để chúng ta cùng thảo luận, cùng học SEO nhé.

SEO là cái nghề gì? SEO là ngành gì?

SEO là cái nghề gì? SEO là ngành gì? Chúng ta cùng vén màn bí mật của nó nhé. SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization. Đa phần SEOer thì dịch rằng Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Còn chuyên gia SEO Duy Anh thì không không cho rằng như vậy: "Anh cho rằng SEO là tối ưu hóa website bằng các công cụ tìm kiếm". ( Cái bạn hiểu anh Duy nói sao? Lấy công cụ tìm kiếm ra để tối ưu website à?) Mời các bạn cho một lời bình về câu nói của anh ấy để mình hiểu thêm về định nghĩa của chuyên gia SEO nhé.)

Định nghĩa SEO là nghề gì? SEO ngành nào của DUYANHWEB
Chắc các bạn đang thắc mắc mình hiểu làm sao phải không?
Mình cũng chỉ là người mới tìm hiểu về SEO thôi. Mình tìm trên nhiều tài liệu thì SEO là từ viết tắt của  Search Engine Optimization. Thì cũng dịch thử cái này lại phát nhé các bạn: Search = Tìm Kiếm; Engine = Công cụ, cỗ máy; Optimization = Tối ưu hóa. Vậy chúng ta chỉ cần ghép nghĩa lại thử cho có nghĩa nhé: "Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoặc tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm".

Các bạn biết đó, mình thì mới vào nghề và cũng không giỏi tiếng anh. Chỉ dựa vào google dịch thôi, nên nhiều khi không chuẩn xác với ý nghĩa của cái từ này. Người Việt ta có sở thích cải biên cho nó có nghĩa nên nhiều khi được hiểu khác một chút.Ví dụ như: SEO là tối ưu hóa website cho thân thiện với công cụ tìm kiếm chẳng hạn,...

Vậy SEO là cái nghề gì?

SEO là cái nghề gì thì khó trả lời các bạn ạ. SEO giống như kiểu ngọn cây trước gió ý. Các công cụ tìm kiếm, cỗ máy tìm kiếm ra các thuật toán tìm kiếm nào là người làm SEO phải kiểm tra website của mình có vi phạm thuật toán đó không? Phải làm sao cho website mình được các thuật toán đó đánh giá cao và chọn website của mình là một đối tượng trong TOP 10 kết quả mà nó trả về cho người dùng. Nói chung là cũng chỉ "đơn giản thế thôi :D".

SEO là ngành gì?

SEO là ngành gì? Có phải SEO là ngành công nghệ thông tin không? Nếu là ngành công nghệ thông tin thì sao không thấy có trường đại học, cao đẳng nào cho SEO vào môn học chính thức? Mà lạ ghê, sao Tui thấy người làm SEO họ phải dùng đến máy tính và làm việc trên internet mà, vậy mà sao lại không phải là ngành công nghệ thông tin được?

Chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về SEO là nghề gì? SEO là ngành gì? Và mình nghĩ rằng chuyện này chẳng quan trọng các bạn ạ. Nói chung SEO nó cũng là một cái nghề khá hot hiện nay và ai cũng có thể làm được nếu kiên trì và chịu khó tìm hiểu một chút.

Mình cũng là một người đang tìm hiểu về nó. Mình sẽ thường xuyên cập nhật các bài viết về những gì mình học được từ cái nghề SEO và cái ngành SEO này.
Vậy nếu bạn muốn tìm hiểu cùng mình thì hãy thường xuyên ghé thăm blog mình nhé.
Đừng quên rằng, SEO cũng nên biết một chút về thủ thuật blog.

Xem thêm:
Hướng dẫn bảo vệ content chống copy nội dung blogger
Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus